Các triết lý về cuộc sống có hai thành phần: Chúng cho ta biết những thứ gì trong cuộc sống là đáng hay chẳng đáng theo đuổi, và chúng chỉ cho chúng ta biết cách đạt được những điều đáng giá. Các triết gia Khắc kỷ xem sự bình thản là đáng để theo đuổi, và sự bình thản mà họ đang truy cầu sẽ được nhớ đến như một trạng thái tâm lý mà ở đó chúng ta ít trải nghiệm cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như lo âu, đau buồn, sợ hãi, và thay vào đó lúc nào cũng tràn đầy những cảm xúc tích cực, đặc biệt là niềm vui.
Tôi có dịp đọc hai cuốn sách (bản dịch) của hai nhà tư tưởng Khắc kỷ vĩ đại là Suy tưởng của Marcus Aurelius Antoninus và Nghệ thuật sống của Epictetus. Đây là cuốn sách thứ ba (lại là bản dịch) về chủ nghĩa Khắc kỷ nhưng không phải là tác phẩm của một nhà tư tưởng Khắc kỷ mà là cách nhìn của một tác giả thời hiện đại về một trong những trường phái triết học cổ đại vĩ đại nhất trong lịch sử triết học phương Tây.
Qua cuốn sách này, tác giả William B. Irvine muốn độc giả thời hiện đại hiểu rõ hơn để từ đó thoát khỏi những định kiến sai lầm về chủ nghĩa Khắc kỷ và diễn giải vì sao triết lý của chủ nghĩa Khắc kỷ hoàn toàn thiết thực và phù hợp với cuộc sống hiện đại, giúp chúng ta ứng phó hiệu quả với mọi sự trên đường đời và trở thành phiên bản tốt nhất của mình.
Ý kiến bài viết