Chapter 3: This Is Your Brain

Nhìn theo quan điểm của chuyên gia lập trình máy tính, bộ não chúng ta hoạt động theo chế độ Dual-CPU.

Chế độ Dual-CPU

  • CPU #1: tư duy logic, tuần tự và xử lý ngôn ngữ. Đây là mô hình CPU của Von Neumann xử lý các lệnh một cách tuần tự. CPU#1 xử lý chậm với số lượng dữ liệu nhỏ. Khi xử lý với CPU#1, chúng ta gọi chế độ bộ não lúc này là L-Mode (Linear Mode).
  • CPU #2: tư duy trực giác, giải quyết vấn đề từ bức tranh lớn, sáng tạo và không tuần tự. Tư duy này đến một cách đột ngột và mãnh liệt. Khi xử lý với CPU#2, chúng ta gọi chế độ bộ não lúc này là R-Mode (Rich Mode).
  • R-Mode nhìn thấy rừng, L-Mode nhìn thấy cây. L-Mode là cần thiết trong cuộc sống, công việc hằng ngày nhưng R-Mode mới là tác nhân của những phát minh, đột phá.
  • Cả hai chế độ L-Mode và R-Mode không thể xảy ra cùng lúc.

Toàn ảnh (Holographic Memory)

Bộ nhớ được lưu trữ trong bộ não tương tự cách thông tin được lưu trữ trong một bức ảnh toàn ký 3 chiều (three-dimensional holographic image), nghĩa là, bộ nhớ chúng ta có các đặc điểm của một hologram (ảnh toàn ký). Điều này cho phép bộ não có thể tiếp nhận thông tin hiện tại và kết nối chúng với những thông tin đã tiếp nhận từ quá khứ để có thể cho ra đời những ý tưởng độc đáo. Steve Jobs từng phát biểu điều này một cách đại ý: Sáng tạo chính là kết nối những thứ có sẵn theo một cách khác.(Tham khảo: https://holographicarchetypes.weebly.com/holographic-memory.html )

Làm mới (Refresh)

Một đặc điểm của bộ não, mà nếu không hiểu thì cho là nhược điểm, là “quên”. Cơ chế “quên” giúp bộ não có thể nạp nhiều thông tin mà không bị quá tải.

Do bộ não hay “quên” nên chúng ta phải thường xuyên ôn lại và thực hành nhiều hơn nếu muốn nhớ kiến thức hay thuần thục một kỹ năng nào đó.

Đàn hồi (Neuroplasticity)

Bất chấp tuổi tác, bộ não có thể tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng mới không hạn chế. Miễn là chúng ta có niềm tin và học hỏi một cách liên tục, nhất quán.

Đòn đau cho những kẻ dùng tuổi tác biện minh cho sự lười biếng.

Một số nghiên cứu khác về bộ não