Quá trình tự nhận thức

Việc tự nhận thức giống như một củ hành có nhiều lớp bên trong. Lớp vỏ đầu tiên của củ hành tự nhận thức là sự hiểu biết đơn giản về cảm xúc của một người. “Đây là khi tôi cảm thấy hạnh phúc.” “Điều này khiến tôi cảm thấy buồn.” Nó mang lại cho tôi hi vọng.” v.v. là những ví dụ cho loại cảm xúc này. Lớp vỏ thứ hai là khả năng đặt ra câu hỏi tại sao chúng ta lại cảm thấy như vậy trong những xúc cảm cụ thể. Điều này giúp chúng ta hiểu được gốc rễ của những cảm xúc đang chôn vùi ta và chúng ta có thể làm điều gì đó để thay đổi. Lớp vỏ thứ ba là những GIÁ TRỊ của bản thân ta: Tại sao tôi lại xem đây là thành công/thất bại? Làm thế nào để tôi lựa chọn được cách đánh giá bản thân mình? Tôi đánh giá chính mình và cả những người xung quanh dựa trên tiêu chí nào?

Những giá trị

Khi ta có những giá trị “tồi tệ” – đó là những tiêu chuần “tồi tệ” mà chúng ta tự đặt ra cho chính mình và cả những người khác. Khi ta lựa chọn những giá trị “tốt đẹp” hơn, chúng ta có thể chuyển hướng những việc ta quan tâm sang những thứ “tốt” hơn, có ”ý nghĩa” hơn. Theo tác giả cuốn sách, 5 giá trị sau đây xứng đáng cho chúng ta theo đuổi:

  • Lãnh trách nhiệm cho bất kỳ điều gì xảy ra trong đời bạn, dù lỗi thuộc về ai
  • Nhận thức về sự không chắc chắn, sự dốt nát của bản thân và bồi dưỡng việc thường xuyên đặt nghi vấn cho lòng tin của mình
  • Sẵn sàng khám phá những thiếu sót và lỗi lầm của mình để có thể cải thiện chúng
  • Khả năng xác định rõ ràng điều bạn KHÔNG chấp nhận trong đời
  • Khả năng lặng nhìn cái chết của chính mình, có lẽ là điều duy nhất có thể giúp ta duy trì những giá trị còn lại của mình dưới cái nhìn đúng đắn.

Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm (tên gốc: The subtle art of not giving a f*ck)

Theo cuốn sách, nghệ thuật tinh tế hay chìa khóa để có một cuộc sống tốt đẹp hơn là “đếch” cần quan tâm đến mọi thứ, bớt để ý đi, hãy quan tâm đến những gì là THẬT, CẤP BÁCHTHỰC SỰ QUAN TRỌNG mà thôi. Và để biết cái gì là THẬT, là CẤP BÁCH và là QUAN TRỌNG thì chúng ta cần xây dựng cho mình một bảng những GIÁ TRỊ – ví dụ như 5 giá trị nêu trên – để từ đó sống một cuộc đời theo đuổi chỉ một vài điều và loại bỏ những điều khác không phù hợp với những GIÁ TRỊ này.