Code Completion

Android Studio 3.X cung cấp tính năng Code Completion giúp người lập trình tiết kiệm nhiều thời gian, công sức. Hình dưới đây minh họa tính năng Code Completion:

Để ý rằng, khi chúng ta gõ vài chữ cái thì một danh sách đề nghị sẽ xuất hiện cung cấp cho chúng ta các khả năng lựa chọn. Nếu chấp nhận đề nghị đầu tiên thì nhấn Enter hay Tab, ngược lại có thể tìm kiếm các đề nghị khác trong danh sách bằng các phím mũi tên lên (PgUp) hay xuống (PgDn). Nếu không có đề nghị nào phù hợp, thì đơn giản là tiếp tục gõ lệnh và Android Studio sẽ xuất hiện các danh sách đề nghị khi phù hợp.

Có thể thay đổi tính năng Code Completion bằng cách vào File > Settings… và chọn Editor > General > Code Completion:

Statement Completion

Tương tự Code Completion, Statement Completion là một tính năng dạng Auto Completion (tự động hoàn thành) mà Android Studio hỗ trợ cho các lập trình viên Android. Cân nhắc dòng lệnh sau:

 protected void testApp

Khi gõ lệnh tới đây, chúng ta có thể kích hoạt tính năng Statement Completion bằng cách nhấn tổ hợp phím Shift + Ctrl + Enter và Android Studio sẽ tự động hoàn thành lệnh trên như sau:


protected void testApp() {

}

Parameter Information

Khi sử dụng các phương thức trong lập trình Android, Android Studio cho phép các lập trình viên có thể biết được các tham số của phương thức đó như hình sau:

Code Generation

Android Studio cho phép phát sinh mã tự động trong những tình huống phù hợp. Chúng ta có thể kích hoạt tính năng này bằng cách đặt con trỏ chuột tại nơi cần phát sinh mã và nhấn tổ hợp phím Alt + Insert:

Danh sách Generate cung cấp các tùy chọn cho phép chúng ta phát sinh mã như ý, ví dụ chọn toString() sẽ phát sinh tùy chọn cho phương thức toString như sau:

Giả sử nhấn OK, kết quả một phương thức mới được thêm vào:

Code Folding

Khi lập trình sẽ đến một lúc tập tin mã nguồn của chúng ta trở nên quá dài và khó kiểm soát. Android Studio 3.X hỗ trợ tính năng Code Folding, có thể thu gọn hay mở rộng các đoạn mã, giúp chúng ta kiểm soát tốt hơn mã nguồn của mình. Minh họa Code Folding khi mở rộng (unfold) các đoạn mã với chú ý các ký hiệu (-) bên lề trái:

Thu gọn (fold) các đoạn mã trên với chú ý các ký hiệu (+) bên lề trái và (…)

Có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + Shift + ‘+’ để thu gọn hay Ctr + Shift + ‘-’ để mở rộng các đoạn mã. Tính năng Code Folding là mặc định trong Android Studio, tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi tính năng này bằng cách vào File > Settings… chọn  Editor > General > Code Folding

Tra cứu nhanh tài liệu

Android Studio cho phép tra cứu nhanh các tài liệu của các lệnh nhằm giúp lập trình viên hiểu sâu hơn về những gì mình đang làm bằng cách đưa con trỏ chuột hay bôi đen lệnh và nhấn tổ hợp phím Ctrl + Q. Ví dụ tôi muốn tra cứu hàm onCreate như sau:

Code Reformatting

Mặc định, Android Studio có khả năng định dạng tự động các đoạn mã như màu sắc, thụt dòng,…Chức năng này hữu ích khi chúng ta sao chép một đoạn mã từ một nguồn khác ví dụ từ một trang web hay một trang ebook và dán vào một tập tin được mở trong Android Studio. Để định dạng lại một đoạn mã nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + L, để hiển thị hộp thoại định dạng lại nhấn Ctrl + Alt + Shift + L:

Để định dạng mã một cách đầy đủ hơn, vào File > Setting chọn Editor > Code Style:

Trong Code Style chọn ngôn ngữ và thực hiện định dạng, ví dụ Java:

Lời cuối

Trong bài này chúng ta đã tìm hiểu các tính năng tiên tiến trong môi trường Android Studio như Code Completion, Code Reformatting, v.v. Những hiểu biết này rất quan trọng để chúng ta có thể dùng môi trường Android Studio một cách hiệu quả nhất. Nhưng để lập trình Android chúng ta cũng cần trang bị một ít kiến thức về kiến trúc của hệ điều hành Android. Đây là nội dung của bài kế tiếp.