Bước 1: Tạo layout

Layout của fragment thứ hai gồm một RelativeLayout chứa một TextView. Các bước thực hiện tương tự tạo layout cho fragment thứ nhất nhưng tên layout là layout_second_fragment:

Tập tin layout_second_fragment.xml có nội dung như sau:


<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
<RelativeLayout 
     xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android"
     android:layout_width="match_parent" 
     android:layout_height="match_parent">
     <TextView
          android:id="@+id/textView1"
          android:layout_width="wrap_content"
          android:layout_height="wrap_content"
          android:layout_centerHorizontal="true"
          android:layout_centerVertical="true"
          android:text="Fragment Two"
          android:textAppearance="?android:attr/textAppearanceLarge" />
</RelativeLayout>

Giao diện trông như sau:

Bước 2: Tạo lớp fragment thứ hai

Tạo tập tin SecondFragment.java trong package com.ngocminhtran.fragmentexample chứa lớp SeconFragment kế thừa lớp Fragment và định nghĩa lại phương thức onCreateView() như sau:


package com.ngocminhtran.fragmentexample;
import android.os.Bundle;
import android.support.v4.app.Fragment;
import android.view.LayoutInflater;
import android.view.View;import android.view.ViewGroup;

public class SecondFragment extends Fragment  {
    @Override
    public View onCreateView(LayoutInflater inflater,
         ViewGroup container, Bundle savedInstanceState) {
         View view = inflater.inflate(R.layout.layout_second_fragment, 
                   container, false);
         return view;
    }
}

Như vậy chúng ta đã hoàn thành việc tạo hai fragments. Bây giờ chúng ta sẽ nhúng các fragments này đến Activity.

Fragments trong Android >